29 Th4 PHONG CÁCH ZEN TRONG NỘI THẤT – THIỀN TRONG KHÔNG GIAN SỐNG | XU HƯỚNG THIẾT KẾ
Đời sống hiện đại với nhịp sống hối hả vội vã đôi khi làm chúng ta mệt mỏi. Sau những giờ phút căng thẳng ngoài đường, được về với không gian yên bình, êm ả để nạp lại năng lượng cho một ngày mới là một điều vô cùng quan trọng. Tròn Decor xin giới thiệu đến các bạn phong cách Zen trong nội thất, một phong cách tuyệt vời nếu bạn muốn một không gian sống bình yên dịu nhẹ.
Phong cách Zen trong nội thất bắt nguồn từ đâu?
Phong cách Zen trong nội thất được xuất phát từ Triết lý Zen trong Phật Giáo của người Nhật Bản. Khác với phong cách Wabi – sabi hay phong cách Japandi, phong cách Zen được theo một khuôn khổ nhất định để tạo nên sự đồng nhất trong không gian. Nếu ở phương Tây có phong cách Scandinavian thì có thể nói Nhật Bản có Zen. Một trong những phong cách thiết kế không gian sống mang lại cảm giác nhẹ nhàng và giản dị.
Triết lý Zen với cuộc sống
Trong gốc từ chữ Phạn, Zen có nghĩa là Thiền, chính vì thế cái tên cũng đã nói lên ý nghĩa của phong cách này. Và Thiền được hiểu là sự giao thoa giữa tâm hồn và vạn vật xung quanh, dùng tâm hồn để cảm nhận vạn vật xung quanh.
Trong đời sống hiện nay, giữa lối sống hiện đại chuyển động không ngừng thì Thiền là một liệu pháp để giải tỏa năng lượng trong cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của tinh thần, nâng cao giá trị bên trong xoa dịu những ức chế của cơ thể.
Các đặc điểm thiết kế cần biết ở phong cách Zen trong nội thất
- Phong cách Zen trong nội thất tùy theo những khuôn khổ quy củ, không phá cách táo bạo nhưng cũng không quá nghiêm ngặt và khắt khe. phong cách Zen trong nội thất thường thể hiện tính tối giản và tĩnh lặng. Nguồn gốc của phong cách Zen trong nội thất đầu tiên sẽ xuất phát từ những không gian sống cổ truyền của người Nhật Bản, mang đến sự thanh tịnh và bình yên.
- Vật liệu sử dụng của phong cách Zen trong nội thất đa phần là gỗ tự nhiên hoặc những vật liệu được lấy từ thiên nhiên như chiếu tre, đèn giấy hoặc cửa khung lưới mây. Hiện nay do tính chất phát triển của lối sống hiện đại nên phong cách Zen cũng đã được thay đổi để thích hợp hơn, thay thế sàn gỗ bằng sàn nhựa hoặc gạch.
1. Gỗ
Đối với phong cách Zen trong nội thất, gỗ là phần linh hồn trọng tâm của Zen. Với tâm niệm mang lại sự sống cho sự vật đã chết đi thì gỗ chính là phần chuyển hóa từ những cây đã chết hoặc có tuổi già cần được khai thác. Đó cũng là một trong những luân lý của Phật Giáo mà phong cách Zen thừa hưởng.
Đa phần gỗ được sử dụng làm từ gỗ Bách Xoắn hay còn gọi gỗ Hinoki* hoặc tre, sồi. Ngoài ra đối với người Nhật việc xây nhà bằng gỗ thường được làm theo phương pháp truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua mà cả thế giới đều phải học hỏi đó chính là kỹ thuật xây nhà gỗ bằng phương pháp ghép mộng gỗ.
* Hinoki là loại cây thuộc họ thông, là loại gỗ truyền thống của Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, những căn nhà được xây dựng theo phương pháp truyền thống thường tồn tại hàng trăm năm và vẫn luôn bền vững qua năm tháng. Với phong cách thiết kế tối giản, không cầu kì, dù trải qua nhiều năm tháng phong cách Zen trong nội thất vẫn không bao giờ lỗi mốt.
Phương pháp ghép mộng gỗ
2. Màu sắc
Tông màu thường thấy ở phong cách Zen sẽ là những tông màu gỗ mang độ đậm nhạt khác nhau do tùy tính chất từng loại gỗ. Đa phần không gian sẽ mang một tông màu đi xuyên suốt chứ không cần dùng quá nhiều tông màu để làm điểm nhấn nổi bật.
Vì thế cảm giác ấm áp và thư giãn sẽ được mang đến trong không gian Zen và mục đích đạt được sẽ là sự tĩnh tâm trong thiền định.
Tông màu nâu sậm, nâu vàng, vàng mật hoặc trắng kem sẽ thường xuyên xuất hiện trong phong cách Zen. Đây là tông màu mang lại cảm giác dịu nhẹ yên bình, khi sử dụng với diện tích thiết kế lớn cũng không gây cảm giác ngột ngạt, nặng nề.
3. Đá ốp và sỏi
Ngoài vật liệu chính là gỗ, phong cách Zen trong nội thất còn được biết đến bởi đặc điểm gần gũi với thiên nhiên, mang cảm quan đến cho con người để tạo cảm giác thiền định. Do đó các loại đá như đá bóc đen, đá suối, đá tổ ong, sỏi,… sẽ là những lựa chọn ưu tiên. Bên cạnh đó, một yếu tố mà các vật liệu tự nhiên mang lại đó là việc kích thích được các giác quan, xúc giác và thị giác làm thư giãn tinh thần và cơ thể con người.
Vật liệu mang tính chất thô ráp có khả năng kích thích các giác quan
4. Giấy Shoji
Giấy Shoji là sản phẩm truyền thống của Nhật Bản, được làm thủ công từ cây dâu tằm (kozo) và các loại cây họ gió/dó khác. Ngoài ra loại giấy này còn có những tên gọi khác như Soji hay Wasi (washi). Thường được sử dụng cùng với khung gỗ để tạo nên những vách ngăn hay cửa lùa, đèn trang trí..v..v.
Ngày nay, do tính chất công nghiệp hóa nên giấy Shoji thủ công có thể thay thế bằng giấy Shoji chất liệu vinyl (plastic) dạng tấm. Vừa có thể dễ sử dụng khi thi công mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với chất liệu thủ công, độ bền cũng được tối ưu hóa hơn giấy Shoji thủ công truyền thống.
Giấy Plastic sẽ tiết kiệm chi phí và độ bền sẽ dài hơn5. Ánh sáng
Thiết kế phong cách Zen trong nội thất thường sử dụng hai loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo ánh vàng. Nhưng ánh sáng tự nhiên sẽ được ưu tiên trên hết, vì đây là nguồn năng lượng mang dương khí cho sự sinh sôi phát triển của mọi thứ.
Trong những trường hợp phải sử dụng ánh sáng nhân tạo thì ánh sáng vàng sẽ được sử dụng trong không gian, để thay thế ánh nắng mặt trời mà còn đem lại sự ấm áp và an toàn cho thị giác.
Ứng dụng phong cách Zen trong nội thất ngày nay
Với phong cách Zen trong nội thất cổ truyền điều đầu tiên cần lưu ý sẽ là tính cân xứng. Nguyên tắc thiết kế về bố cục phải đối xứng tạo cảm giác bền vững và cân bằng. Tất cả mọi vật dụng đều phải tuân theo khuôn khổ tỷ lệ đồng đều.
Tiếp đến các chi tiết trang trí đều phải tối giản, hạn chế những màu sắc rực rỡ hoặc những đồ vật mang hình thù nổi bật. Nếu muốn trang trí cho không gian thêm phần sống động chỉ cần đặt thêm cây xanh, có thể sử dụng Bonsai hoặc những tiểu cảnh nhỏ để tăng thêm sự thư giãn cho thị giác và cảm quan.
Đối với việc thiết kế phong cách Zen luôn đòi hỏi những chuẩn mực nhất định trong cả thiết kế nội thất lẫn kiến trúc. Với việc ứng dụng phong cách Zen trong nội thất hiện đại ngày nay cũng cần tuân thủ những yêu cầu chuẩn mực để không làm mất đi giá trị tinh thần mà phong cách Zen mang lại. Song song đó khi đã hiểu về triết lý chung của phong cách Zen ta có thể sáng tạo thêm để phù hợp với nhu cầu sử dụng dựa trên những triết lý ấy.
Trong lối sống hiện đại, thực hiện triết lý Zen sẽ giúp cho tinh thần con người sẽ thấy nhẹ nhàng và trở về trạng thái cân bằng, không còn tồn tại những cảm giác ức chế, mệt mỏi hay lo toan.
Chắc chắn những lợi ích của lối sống Zen nói chung và phong cách Zen trong nội thất nói riêng sẽ thật sự hiệu quả cho tâm hồn và cơ thể của bạn. Một không gian sống thiền định sẽ mang đến những sức mạnh ẩn sâu trong tiềm thức.
Hãy cùng Tròn Decor tạo nên những giá trị sức mạnh vô hình trong không gian sống của riêng bạn. Tham khảo thêm thiết kế nhà hàng ứng dụng phong cách Zen trong nội thất từ Tròn Decor nhé:
Thiết kế nội thất nhà hàng Nội Tại 600m2 ứng dụng phong cách Zen trong nội thất
——————————————————————
Chuyên thiết kế thi công các công trình nội (ngoại) thất các loại Căn hộ, Biệt thự, Nhà phố, Văn Phòng, Tiệm nail, Salon, Spa, Quán cafe, Nhà hàng.
Hotline: 0833.500.373
Địa chỉ: 81/26 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận TP.HCM, Việt Nam
Facebook: https://www.facebook.com/circle.decor
Website: https://trondecor.com/
——————————————————————
Quyền lợi khách hàng khi đến với Tròn Decor:
✋Hỗ trợ tư vấn và khảo sát miễn phí tận nơi
✋Khấu trừ 50% chi phí thiết kế khi ký hợp đồng thi công (Áp dụng với hợp đồng có giá trị thi công >500 triệu)
✋Bảo hành 1 – 3 năm cho Nội Thất