06 Th12 THIẾT KẾ NHÀ PHỐ 3 TẦNG MANG VẺ ĐẸP TĨNH LẶNG KẾT HỢP PHONG CÁCH JAPANDI & ZEN | THIẾT KẾ ĐẸP
Thiết kế nhà phố ngày nay thường chú trọng tới không gian sống tinh tế đem đến sự yên bình hơn là những chi tiết cầu kì. Cắt giảm màu sắc sặc sỡ cùng các nội thất rườm rà là một trong những điểm đặc trưng khi nhắc tới những mẫu thiết kế đưa gia chủ tìm về những điều bình lặng giữa phố thị. Hãy cùng Tròn Decor tìm hiểu về mẫu thiết kế nhà phố 3 tầng được kết hợp từ hai phong cách Japandi và Zen đầy sự bình yên này nhé!
Thiết kế nhà phố 3 tầng phong cách Japandi & Zen – vẻ đẹp từ những điều bình dị
Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố tích hợp nhiều tiện nghi lồng ghép với việc thể hiện phong cách, lối sống của gia chủ đang ngày càng được ưa chuộng. Với mức độ đa dạng phong cách phổ biến hiện nay như Hiện đại, cổ điển, bán cổ điển, tối giản,…Việc tạo nên sự khác biệt, thể hiện chất riêng của người sở hữu lại càng được chú trọng và cần sáng tạo hơn.
Thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí mang đến sự độc đáo khi phối hợp giữa hai phong cách có những điểm chung nhất định: Japandi và Zen. Phong cách Japandi và Zen trong thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí còn dễ dàng tích hợp trong đa số các công trình có diện tích khiêm tốn cho đến rộng rãi. Đặc điểm chung làm nổi bật trong phong cách thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí chính là giảm thiểu các chi tiết rườm rà và đầu tư tính thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà. Các phương án xử lý không gian thông minh và phổ biến cho nhà phố 3 tầng là sử dụng hình khối, sắp đặt mảng, miếng để đánh lừa thị giác, xóa bỏ cảm giác hẹp và cao vút, giúp ngôi nhà trông rộng hơn.
Với diện tích 290m2, thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí được kết hợp thuần túy giữa hai phong cách đặc trưng Zen và Japandi, một nét đẹp phóng khoáng có chút nhẹ nhàng – tinh thần này được bộc lộ rõ nét qua từng đường nét, chất liệu và gam màu trong bản thiết kế nhà phố 3 tầng. Cả 2 phong cách chủ đạo là Japandi và Zen đều chú ý tới tính tiện dụng và ở đó vẫn giữ được cảm giác yên tĩnh, bình yên như không gian Thiền. Nội thất được sử dụng là những món đồ mang giá trị bền vững theo thời gian, không sắc bén cầu kỳ mà mềm mại, dung hòa giữa công năng và thẩm mỹ.
Tối ưu không gian trong thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí
Thiết kế nhà phố 3 tầng với kiến trúc đơn giản mộc mạc
Tổng thể mặt bằng công trình căn nhà được thiết kế hình chữ L với 3 tầng riêng biệt quen thuộc. Bắt đầu từ góc view mặt tiền nhà phố là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc – chất liệu và cây xanh cùng cửa nhà kết hợp cùng chất liệu gỗ thô mộc – chất liệu thường thấy trong hai phong cách Zen và Japandi. Sắc xanh đến từ thiên nhiên và những vòm cong nhìn từ bên ngoài vừa có tác dụng nhấn điểm trên nền trắng vừa thổi luồng gió trong lành vào trong không gian sống.
Cùng với đó, các gam màu trung tính nền nã là đặc trưng phổ biến của Japandi. Các bản màu nhẹ nhàng, cho cảm giác thanh bình và yên ả thường được lựa chọn trong không gian Japandi để lan tỏa nhịp sống Zen từ tốn và sâu lắng. Nhìn chung kiến trúc nhà phố 3 tầng là sự hòa quyện, pha trộn giữa nét đơn giản, mộc mạc cùng nét hiện đại, tinh tế nhằm mang đến một tổng thể thẩm mỹ, công năng nhưng cũng không kém phần gần gũi và ấm cúng.
Bố trí nội thất nhà phố 3 tầng đảm bảo công năng và sự tiện lợi
Tầng trệt của thiết kế nhà phố 3 tầng được phân chia các khu vực một cách đồng đều:
Phần sân trước với khoảng rộng vừa đủ các nhà thiết kế bố trí, tạo khoảng không gian xanh dọc hai bờ tường mang đến cảm giác thông thoáng. Phần sân thu được luồng ánh sáng bên ngoài bằng cách tận dụng mái kính lấy sáng – với chức năng tựa như giếng trời trong nhà, vừa hưởng được ánh sáng tự nhiên vừa tránh được những điều kiện thời tiết bên ngoài. Mặt sảnh nhỏ nhưng vẫn đáp ứng công năng với kệ để giày dép cùng tủ gỗ đựng đồ được bố trí gọn gàng, ngăn nắp.
Bước vào phòng khách, ta sẽ nhận ra được nét đặc trưng pha trộn giữa hai phong cách, cả Zen và Japandi đều được các nhà thiết kế của Tròn Decor khai triển công năng, màu sắc nhã nhặn cùng nội thất tinh tế. Với tone màu chủ đạo nền trắng cùng nâu nhạt, gam màu dịu dàng nuông chiều cảm xúc của gia chủ sau một ngày dài trở về tổ ấm. Tầng trên được thiết kế lùi vào tạo khoảng không thông tầng rộng thoáng.
Phòng khách kết nối với khu vực bếp ăn một cách tự nhiên, nới rộng không gian và giảm thiểu tối đa vật cản – vì thế mà tầng trệt tạo cảm giác dễ chịu cho nhãn quan kết một cách hài hòa. Phải kể đến sự trau chuốt từ nội thất qua những đường nét uốn cong như bờ tường phòng khách, vòm cong lớn nối liền 2 khu vực cùng vách ngăn vòm với khu vực sau nhà. Dễ dàng nhận ra đặc trưng của Japandi và Zen là qua vật liệu gỗ sáng màu được sử dụng trong phần lớn không gian và nội thất và đặc biệt đường nét thiết kế gợi chất dung dị phóng khoáng hạn chế những nét vuốt sắc ngọt và thêm vào đó những đường cong tạo cảm giác cho công trình thiết kế nhà phố 3 tầng chân thực và gần gũi.
Khu vực phòng ăn với hệ thống tủ trang trí được thiết kế âm tường trông khá gọn gàng tạo cảm giác thoáng rộng mà vẫn đáp ứng đủ công năng. Phần góc tường nhỏ được tận dụng tối đa đặt bàn thờ ông địa vừa vặn một cách hợp lý. Một điểm nhấn không thể bỏ qua là phần sàn nhà terazzo với họa tiết vân đá ấn tượng sử dụng toàn bộ mặt sàn vừa nâng tầm thẩm mỹ vừa dễ dàng lau dọn sạch sẽ và giúp không gian mở rộng hơn. Nhờ vào nghệ thuật sắp xếp và thiết kế nội thất hợp lý mà cả không gian được tận dụng tối đa khoảng mở, không quá nhiều đồ đạc nhưng vẫn tích hợp đầy đủ nội thất cần thiết cho khu vực với các nội thất hình khối tự nhiên, những vật dụng nội thất với hình khối dễ dàng tìm kiếm nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao.
Tiếp đến là khoảng không khá rộng cho khu vực nấu nướng, sàn nước, hệ thống bếp được thiết kế khá đơn giản chỉ với tủ bếp trải dài dọc một bên tường, khoảng giữa được để trống tạo cảm giác thông thoáng hơn. Để cho không gian đỡ tù túng, gạch kính trong suốt được lắp đặt một cách thông minh, đảm bảo thu được ánh sáng nhưng vẫn có phần riêng tư.
Phần kết thúc tầng trệt vẫn còn đủ không gian để tích hợp thêm một phòng ngủ nhỏ được ứng dụng giường ngủ dạng bục tích hợp tủ lưu trữ đồ đạc hiệu quả – đó được gọi là tính linh hoạt cả trong những không gian nhỏ mà vẫn mang lại sự yên bình nhất định thường tìm thấy trong cả hai phong cách này. Nhờ vào sự kết hợp khéo léo của các kiến trúc sư mà trong cả phòng ngủ nhỏ vẫn được bố trí đầy đủ công năng với tủ đồ âm tường, tận dụng góc tường nhỏ đặt cửa sổ dài thu được nguồn ánh sáng nhất định cùng hệ thống cửa kéo và màn sáo gỗ mang đậm sắc thái hòa quyện của cả hai phong cách trong thiết kế nhà phố 3 tầng.
Tầng 2 là khu vực phòng ngủ master và phòng ngủ con trai:
Phòng ngủ Master khá rộng rãi, thông thoáng, hệ thống tủ đồ lưu trữ rộng lớn, tận dụng từ phần sàn đến trần nhà lấp đầy khoảng trống bờ tường cùng sự chân thật của vật liệu – lưới mắt cáo, mang đến không gian thanh bình cổ điển, tích hợp cùng tủ kệ ti vi bên trong hệ thống tủ đồ, là một điểm cộng cho bản thiết kế lần này. Tầng 2 được thiết kế lùi vào trong do đó không gian vẫn đón nhận ánh sáng nhẹ nhàng mà không bị chiếu sáng trực tiếp gay gắt, điều này cũng góp phần cho không gian phòng ngủ dịu nhẹ, yên bình hơn.
Phòng vệ sinh Master với gam màu trầm lắng hơn nhưng đảm bảo tiêu chí của phong cách, vẫn là mảng tường loang thể hiện sự hoang dã bình dị, kết hợp vách ngăn kính trong suốt đơn giản tối ưu hóa không gian cùng thu được nguồn sáng dễ chịu nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư qua các khối đá trong suốt.
Nối tiếp là phòng ngủ của con trai, vẫn là không gian toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng cùng xu hướng tối giản và tự nhiên. Trong khu vực này có sự kết nối giữa ba gam màu Trắng – Nâu nhạt – Xanh lá, với điểm nhấn là sắc xanh cỏ cây mang đến không gian sống động bớt nhàm chán. Cũng vậy, đối với phòng ngủ, món nội thất chủ đạo đóng vai trò làm linh hồn của không gian này chính là giường ngủ, vẫn là chiếc giường bục quen thuộc – món đồ nên có trong những không gian nhỏ nhưng muốn ứng dụng tính đơn giản, thô mộc để vừa có tính nghệ thuật vừa lưu trữ đồ đạc một cách thông minh.
Tận dụng khoảng trống cùng góc tường để bố trí ánh sáng cửa sổ và bàn học chữ L hiệu quả, khoảng tường trống có thể đặt thêm vài thanh gỗ làm kệ đựng sách hiệu quả, vừa đảm bảo tính đơn giản vừa đủ công dụng trong không gian riêng tư.
Phòng vệ sinh của phòng con trai với thiết kế cùng màu sắc và nội thất tương đồng, thiết kế phòng tắm phong cách Zen và Japandi sử dụng gỗ, đá là 2 vật liệu chủ yếu để làm sàn, tường phòng tắm. Bên cạnh đó là màu sắc trung tính, gần gũi với tự nhiên. Điều này góp phần mang lại cho gia chủ sự thư thái, cân bằng.
Tầng 3 sẽ là khoảng không phòng thờ và phòng ngủ 2 con gái:
Phòng ngủ 2 con gái trong thiết kế nhà phố 3 tầng được bố trí nối liền nhau nhưng vẫn có sự riêng tư nhất định. Với thiết kế giường ngủ cùng phong cách tương tự với tổng thể nhưng được nhấn nhá thêm một chút mềm mại nhẹ nhàng với gam hồng pastel ngọt ngào, nhã nhặn. Điểm nhấn đặc biệt là phần bờ tường cong của phòng ngủ được lắp đặt một loạt hệ thống gạch kính lấy sáng giữa khu vực phòng ngủ và hành lang bên ngoài với từng đường nét bo cong tỉ mỉ, tạo cảm giác tươi mới có phần sáng tạo.
Hệ thống bàn học cùng tủ sách được tích hợp trong từng góc nhỏ của căn phòng, không gây sự gò bó mà vẫn giữ được sự riêng tư cho 2 con gái học tập. Khoảng góc tường trống còn được phối hợp thêm ánh sáng từ gạch gốm lấy sáng, thông gió nối liền bục ngồi tạo khoảng nghỉ hiệu quả – với Zen và Japandi lối trang trí theo phong cách này không cần phải quá cầu kỳ mà ngược lại, càng đơn giản càng đẹp. Việc trang trí nên chú trọng vào điểm nhấn, đặc biệt ưu tiên những kiểu trang trí giúp mở rộng không gian và tận dụng tối đa ánh sáng từ tự nhiên từ bên ngoài.
Nhà vệ sinh cũng được phối màu hồng pastel đồng nhất với phòng ngủ, đồ nội thất được tối giản nhất có thể, phần tường được ốp gạch thẻ sáng màu dễ dàng chùi rửa đồng thời tạo hiệu ứng ánh sáng. Không gian lưu trữ đồ dùng vệ sinh tích hợp bên dưới lavabo kết hợp gam màu hồng pastel vừa đạt đủ 2 tiêu chí thẩm mỹ và tối ưu công năng trong thiết kế nhà phố 3 tầng.
Nối liền từ phòng 2 con gái đến dãy hành lang bên ngoài là khu vực thờ, không gian mang sắc thái trang nghiêm, thanh lịch phảng phất chất Á Đông. Hệ thống tủ thờ chạm khắc được sắp xếp gọn gàng cùng những chi tiết như tượng phật, tranh phù điêu kết hợp với nguồn ánh sáng tự nhiên, lan tỏa giúp tạo hiệu ứng ấm áp. Với quan niệm “ít hơn là nhiều”, sự phân bố đơn giản mà tạo ấn tượng tốt của đồ vật trang trí tạo điểm nhấn độc đáo, thể hiện rõ thế giới quan thẩm mỹ gia chủ và sự tinh tế trong cách đặt để của các kiến trúc sư dù trong bất cứ không gian nào của nhà phố tối giản.
Khu vực phòng thờ được ngăn chia làm 2, với khu vực bên ngoài không gian mở, Tượng Phật được bố trí ở khu vực hướng về khoảng không rộng lớn mang yếu tố phong thủy một cách hài hòa.
Tầng thượng với sân thượng và phòng giặt:
Cuối cùng là không gian tầng thượng kết nối với thiên nhiên cùng cây xanh và ánh sáng là hai yếu tố không thể thiếu trong nhà phố phong cách Japandi hay Zen. Việc xóa nhòa khoảng cách giữa không gian bên trong nhà và ngoài trời là điều giúp con người có cảm giác sống chan hòa cùng thiên nhiên hơn, đây cũng là ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết lý sống Zen của người Nhật.
Vị trí bên ngoài được xem như là khu vực quây quần giải trí của gia đình với hệ thống bàn ghế cùng lưới mắt cáo quen thuộc, kính lấy sáng với chức năng như giếng trời lại một lần nữa được ứng dụng ở không gian này để đảm bảo chức năng bảo vệ khu vực khỏi điều kiện thời tiết bên ngoài, không gian này cũng tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất vì tiện lợi cho gia chủ mỗi sáng thức dậy, uống trà, tắm nắng, tìm nguồn năng lượng tươi vui cho ngày mới.
Phòng giặt giũ và kho cũng được bố trí một khoảng không vừa đủ, riêng tư nhưng vẫn có sự kết nối qua cách lắp đặt hệ thống vách cửa kính linh động.
Qua toàn bộ thiết kế nhà phố 3 tầng Phạm Văn Chí, Tròn Decor hi vọng đã góp thêm 1 công trình tham khảo thú vị cho bạn. Với mọi thắc mắc hay nhu cầu thiết kế, đừng ngần ngại liên hệ cùng Tròn Decor nhé.
——————————————————
Chuyên thiết kế thi công các công trình nội (ngoại) thất các loại Căn hộ, Biệt thự, Nhà phố, Văn Phòng, Tiệm nail, Salon, Spa, Quán cafe, Nhà hàng.
Hotline: 0833.500.373
Địa chỉ: 81/26 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận TP.HCM, Việt Nam
Facebook: https://www.facebook.com/circle.decor
Website: https://trondecor.com/